Theo
Luật Bình Đẳng giới hiện hành thì Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai
trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó.
2. Ý nghĩa của bình
đẳng giới
Quyền
bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho
nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến
tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ
hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình.
3. Bình đẳng giới
trong một số lĩnh vực
3.1. Trong hôn
nhân gia đình
Nam và
nữ bình đẳng trong quan hệ dân sự và quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình
Nam và
nữ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử
dụng nguồn lực, thu nhập chung của gia đình và quyết định liên quan đến nguồn
lực của gia đình.
Nam nữ
bình đẳng trong việc quyết định và lựa chọn biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa
gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con.
Con
trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Các
thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
3.2. Trong chính trị
Nam,
nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
Nam, nữ
bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng
hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Nam, nữ
bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh
đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Nam, nữ
bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng
vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Các biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
Bảo đảm tỷ lệ thích
đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới;
Bảo đảm
tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp
với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
3.3. Trong lĩnh vực
kinh tế
Nam, nữ
bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn
vốn, thị trường và nguồn lao động.
Các biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
Doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định
của pháp luật;
Lao động
nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới
Để thực
hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các
cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:
Thứ
nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.
Thứ hai,
hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ
trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.
Thứ ba,
thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia
đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.
5. Mức phạt Các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
Được quy
định tại Điều 12 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
5.1 Hình thức phạt
chính
1. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Cản
trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu
nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối
xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Đe
dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở
hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp
đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản
như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt
tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản
trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham
gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
5.2 Hình thức xử phạt
bổ sung
Tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3
Điều này.
5.3 Biện pháp
khắc phục hậu quả
a) Buộc
xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và
3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc
chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho
người bị xâm phạm;
c) Buộc
khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại
khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.