Chương
trình Tổng thể Cải cách Hành chính công ở Việt Nam đã xác định rõ 6 lĩnh vực
cải cách là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ
máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ, công
chức, viên chức; Cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính; đồng
thời định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực
hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Trong giai đoạn I, Chính phủ
Việt Nam tập trung vào tạo dựng cơ sở cho cải cách hệ thống hành chính công như
xây dựng cơ chế một cửa một dấu và phân cấp trao quyền cho cơ sở. Trong giai
đoạn II , CCHC tiến thêm một bước khẳng định sự phân cấp nhưng cũng nhấn mạnh
dân chủ cơ sở và sự tham gia thực sự của người dân nhằm mục đích xây dựng một
cơ chế hiệu quả, công khai, có trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước ở
địa phương. Mặc dù được tiến hành cách đây hàng chục năm, nhưng cho đến nay
không nhiều người dân, thậm chí cả cán bộ công chức nhà nước hiểu rõ về công
cuộc cải cách hành chính. Có lẽ đây cũng là một lý do khiến cho công cuộc cải
cách hành chính tuy được triển khai từ lâu nhưng còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
Một phần cũng do công tác tuyên truyền còn hạn chế, khiến cho người dân hiểu
cải cách hành chính đơn thuần chỉ là “giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà”
và “chống tham nhũng”. Với mục tiêu cung cấp cho độc giả những hiểu biết cơ bản
và những quan điểm, góc nhìn khác nhau về công cuộc cải cách hành chính đang
được tiến hành ở Việt Nam nói chung và xã Gia Phú nói riêng chúng tôi cung cấp
cho độc giả những thông tin cơ bản để hiểu về cải cách hành chính. Cải cách
hành chính là gì? CCHC là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu
thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động
hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.
Chương trình CCHC nhà
nước đã xác định các mục tiêu bao gồm:
Về Cải cách thể chế, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành
chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập,
trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng
đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi
hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Về Cải cách thủ tục hành chính, cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành
chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ
quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh,
thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ
sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do
kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo
đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người
dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương
tiện khác nhau.
Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tiếp tục rà soát chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ
quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn,
đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tăng cường đổi mới,
cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản
lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước
các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát,
sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ
cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về Cải cách chế độ công vụ, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và
thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch
trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút
người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước.
Về Cải cách tài chính công, đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản
phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng
tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ
quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ
chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.