KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện mô hình điểm Chuyển đổi số (phiên bản 1.0) trên địa bàn xã Gia Lạc năm 2023

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện mô hình điểm Chuyển đổi số (phiên bản 1.0)

 trên địa bàn xã Gia Lạc năm 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  XÃ GIA LẠC                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                             

Số:     /KH-UBND                           Gia Lạc, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện mô hình điểm Chuyển đổi số (phiên bản 1.0)

 trên địa bàn xã Gia Lạc năm 2023

 

Thực hiện Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND huyện Gia Viễn về triển khai thực hiện mô hình Chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện Gia Viễn (phiên bản 1.0), UBND xã Gia Lạc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình điểm Chuyển đổi số (phiên bản 1.0) trên địa bàn xã Gia Lạc năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Mục đích

  • Chuyển đổi số để góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
  • Tạo tiền đề, kinh nghiệm để tiếp tục triển khai nhân rộng kết quả, mô hình Chuyển đổi số ra các xã khác trên địa bàn huyện.

2. Yêu cầu

  • Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; căn cứ các nhiệm vụ được phân công chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành đúng thời gian, tiến độ, đạt kết quả cao các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
  • Trong quá trình triển khai thực hiện không để gián đoạn các hệ thống thông tin; mất an toàn, an ninh mạng; làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị và người dân, doanh nghiệp tại địa phương.
  • Chú trọng sử dụng các giải pháp, nền tảng công nghệ số của Việt Nam (Made in Việt Nam), sử dụng công nghệ mở để đảm bảo sẵn sàng kết nối với các hệ thống dùng chung của tỉnh; tập trung thực hiện Chuyển đổi số trên các lĩnh vực phục vụ thiết thực cho công tác điều hành của Chính quyền, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thực hiện thí điểm Chuyển đổi số năm 2023: Trên địa bàn xã Gia Lạc

2. Mục tiêu thực hiện

Xã Gia Lạc hoàn thành mô hình Chuyển đổi số với một số tiêu chí cụ thể như sau:

  • Nhóm “Đào tạo, chuyển đổi nhận thức”: 02 chỉ tiêu;
  • Nhóm “Hạ tầng số”: 05 chỉ tiêu;
  • Nhóm “Đảm bảo an toàn thông tin mạng”: 04 chỉ tiêu;
  • Nhóm “Chính quyền số”: 09 chỉ tiêu;
  •  Nhóm “Kinh tế số”: 02 chỉ tiêu;

- Nhóm “Xã hội số”: 04 chỉ tiêu.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

  1. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

3.1. Tập trung phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, các Hệ thống thông tin dùng chung, các yếu tố nền tảng phục vụ Chuyển đổi số.

  • Đầu tư mua mới, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho cán bộ, công chức (máy tính, máy in, máy Scan);
  • Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho cơ quan như: hệ thống camera; mua máy chiếu, đánh giá mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả xã;
  • Tổng hợp, tham mưu UBND xã báo cáo Phòng văn hoá và Thông tin đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp đủ Chứng thư số, Chữ ký số cho 100% cán bộ, công chức cấp xã; đối với Lãnh đạo có thể đề nghị cấp thêm sim PKI.

    3.2. Phát triển một số ứng dụng, dịch vụ số:

    Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và tổ chức; tăng cường khả năng tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền; nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền; ứng dụng các nền tảng số để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế; giải quyết những vấn đề bức thiết trên địa bàn.

  • Trang thông tin điện tử:

+ Nâng cấp Trang thông tin điện tử của xã, liên kết Trang thông tin điện tử của xã với Trang thông tin điện tử của huyện, tỉnh, với Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành VNPT-iOffice; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Hệ thống Một cửa điện tử; Hệ thống tiếp nhận trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân của Chính phủ.

+ Thường xuyên đăng tải, giới thiệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã, bộ máy tổ chức; các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; các câu chuyện về Bác được kể trong các buổi sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần và một số bài viết về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các văn bản như: Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định; Kế hoạch, Văn bản chỉ đạo mang tính phổ quát; Giấy mời dự các hội nghị, sự kiện...

+ Thường xuyên đăng tải các tin bài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền tất cả các nội dung liên quan đến đời sống xã hội lên Trang thông tin điện tử của xã.

+ Các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế; các danh lam, thắng cảnh, các điểm di tích lịch sử ở xã được quảng bá trên Trang thông tin điện tử của xã.

- Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành:

+ Sử dụng có hiệu quả hoạt động của Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành; yêu cầu cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện nghiêm túc việc xem và xử lý văn bản đến;

+ Soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản đi trên Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành, Hệ thống Một cửa điện tử. Tuyệt đối không sử dụng văn bản giấy (trừ văn bản có mức độ mật).

+ Hằng tháng có thống kê việc thực hiện xem và xử lý văn bản đến; tỷ lệ phát hành văn bản đi trên môi trường điện tử để tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt; nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm.

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của xã:

+ Thường xuyên rà soát, tham mưu UBND xã báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh quy trình nội bộ giải quyết TTHC trên môi trường điện tử đảm bảo phù hợp với thực tế cơ quan.

+ Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các quyết định của UBND tỉnh về quy trình nội bộ giải quyết TTHC. Yêu cầu tất cả các hồ sơ giải quyết TTHC đều được Scan và cập nhật trên Hệ thống Một cửa điện tử.

+ Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; mức độ 4 trong việc giải quyết TTHC. 

- Hệ thống hộp thư điện tử công vụ:

Đảm bảo 100% cán bộ, công chức tại xã được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ và sử dụng đầy đủ, thường xuyên sử dụng để trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, tài liệu trong các hoạt động công vụ.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến: Sử dụng có hiệu quả Hệ thống Truyền hình hội nghị; luôn đảm bảo sẵn sàng kết nối phục vụ các hội nghị trực tuyến của cơ quan và của các Bộ, ngành ở Trung ương và của tỉnh, huyện.

- Các dịch vụ khác:

+ Hệ thống phần mềm Quản lý Y tế cơ sở theo Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 và Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ đạo cập nhật hồ sơ y tế của 100% người dân vào hệ thống; thường xuyên cập nhật số liệu về sức khỏe vào hệ thống để duy trì việc theo dõi sức khỏe của người dân trên hệ thống phần mềm Quản lý Y tế

+ Hệ thống khai báo Y tế điện tử: Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân khai báo y tế qua hệ thống NCOVI; Bluezone; Vietnam Health Declaration.

Thiết lập các điểm khai báo y tế điện tử, thường xuyên tổng hợp số liệu để có giải pháp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện khai báo Y tế điện tử.

+ Các Hệ thống phần mềm giáo dục: Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

+ Tạo các nhóm tương tác qua Zalo, Facebook ... để tăng cường khả năng tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền. Triển khai, ứng dụng Zalo để thực hiện tra cứu kết quả giải quyết TTHC (tra cứu mã hồ sơ, quét mã QR code qua Zalo...), cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, các thông tin về kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả.

3.3. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Kiện toàn Ban biên tập; ban hành Quy chế hoạt động của Ban biên tập.

  • Thực hiện nghiêm các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện về an toàn, an ninh mạng.

    - Đầu tư cài đặt và gia hạn hàng năm các phần mềm cảnh báo tấn công, phần mềm phòng chống mã độc, các phần mềm khác hỗ trợ đảm bảo an toàn, an ninh mạng

    3.4. Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn của đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, các đoàn thể các thôn, xóm.

  • Đề xuất nhu cầu tập huấn cho tất cả cán bộ, công chức về việc sử dụng Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành, Hệ thống Một cửa điện tử và các nội dung có liên quan đến Chuyển đổi số.

    - Tổng hợp, đề xuất nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng cho Tổ Công nghệ số cộng đồng; cán bộ, công chức về Sở Thông tin Truyền thông.

  • Nâng cao nhận thức, hình thành tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm thực hiện hóa các cơ hội, tiềm năng Chuyển đổi số mang lại khi công nghệ số được đưa vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

3.5. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và toàn thể người dân.

Tổ chức phổ biến, nâng cao nhận thức đến người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của Chuyển đổi số, tiến hành Chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của ngành mình, cấp mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số; chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương thành công điển hình về Chuyển đổi số; tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và bưu chính công ích để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã biết và sử dụng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số năm 2023 được bố trí trong ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 1. Công chức Văn hoá- Xã hội

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
  • Lập danh sách những người tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn xã.
  • Thực hiện công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử, đài truyền thanh của xã, đảm bảo hoạt động của Trang thông tin điện tử hoạt động hiệu quả, thông suốt.

    2. Văn phòng Thống kê xã  

  • Tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch, thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo chuyển đổi số, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo.

 

  • Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc duy trì hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của xã; triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của xã và kết nối với Hệ thống báo cáo của tỉnh; tăng tường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đảm bảo đúng quy định. Thực hiện việc rà soát, chuẩn hóa, các thủ tục hành chính của xã.
  • Phối hợp với công chức tài chính kế toán xã, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp nhằm tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, công tác cải cách hành chính tại cơ quan.
  • Cập nhật hồ sơ theo dõi sức khỏe y tế trên môi trường điện tử; thường xuyên cập nhật số liệu để hệ thống hoạt động liên tục, không bị gián đoạn.

3. Công chức tài chính kế toán

- Chủ trì, phối hợp với công chức văn phòng thống kê xã, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hạng mục CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính- Kế hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan thẩm định, tham mưu cho UBND xã bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

5. Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn xã:

- Căn cứ tình hình, hiện trạng việc ứng dụng dịch vụ CNTT tại các trường học trên địa bàn xã tiến hành triển khai các dịch vụ cơ bản như sau:

  • Triển khai các nền tảng số phục vụ quản lý, dạy và học trực tuyến cho các trường trên địa bàn xã.
  • Phần mềm Tuyển sinh đầu cấp: Cung cấp công cụ phục vụ cho công tác tuyển sinh vào đầu cấp Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) thực hiện trực tuyến, đồng bộ trên mạng internet. Hệ thống hỗ trợ phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin tuyển sinh; hỗ trợ nhà trường xử lý tuyển sinh cho các nhà trường; hỗ trợ công tác báo cáo, điều hành chỉ đạo cho các cấp và các trường thuộc quản lý trên địa bàn.
  • Triển khai các ứng dụng: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, Trang thông tin điện tử …
  • Phần mềm học tập online: VNPT E-Learning, Viettelstudy, … xem xét tình hình nhu cầu thực tế để đánh giá mức độ cần thiết, khả năng triển khai, phương án triển khai tránh trường hợp triển khai nhưng không sử dụng gây lãng phí.

6. Công chức địa chính – xây dựng

Nghiên cứu kỹ, xác định các sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng, tối thiểu các sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP.  

7. Bưu điện xã

Phối hợp với Bưu điện huyện Gia Viễn triển khai số hóa địa chỉ nhà dân, cơ quan, đơn vị hình thành cơ sở dữ liệu về bản đồ số của xã phục vụ phát triển thương mại điện tử, chuyển phát bưu chính và logictics trên nền tảng bản đồ số Vpostcode.

8. Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn xã

Thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông (trạm BTS, các tuyến truyền dẫn băng rộng) đảm bảo phủ sóng thông tin di động 3G, 4G, 5G và internet băng rộng đến trung tâm xã và 100% các thôn, xóm (trong trường hợp khó khăn về thiết lập truyền dẫn, thì cần có lộ trình triển khai phù hợp).

9. Mặt trận tổ quốc và các ban ngành đoàn thể xã

  • Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quan điểm, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn; đưa nội dung chuyển đổi số vào các hội nghị giao ban hàng tháng, quý để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện
  • Phát triển một số ứng dụng, dịch vụ số nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và tổ chức; tăng cường khả năng tương tác giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền; nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền; giải quyết những vấn đề bức thiết trên địa bàn.
  • Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện, triển khai thanh toán điện tử, bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã. Ngoài ra cần hỗ trợ cho người dân mở các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, một cách thuận tiện, thuận lợi, miễn phí
  • Hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ mà chính quyền số cung cấp (khai báo, nộp hồ sơ, tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính; khai thác các ứng dụng, dịch vụ thông minh trên môi trường số; truy cập, sử dụng dịch vụ Internet…); hỗ trợ các hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp, người dân, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môi trường số, trên các sàn thương mại điện tử.
  • Đoàn thanh niên đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm; tuyên truyền vận động người dân hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số tại địa phương. Tham mưu các mô hình ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức quản lý nhằm thúc đẩy hoạt động hiệu quả của bộ máy chính quyền xã.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình thí điểm Chuyển đổi số tại xã Gia Lạc, Ủy ban nhân dân xã yêu cầu các đơn vị, các bộ phận có liên quan thực hiện thí điểm Chuyển đổi số năm 2023 nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

  • Phòng Văn hoá và Thông tin huyện;
  • TT Đảng ủy, TT HĐND xã,
  • Lãnh đạo UBND;
  • Các ban ngành, đoàn thể;
  • Bưu điện xã;
  • Trang thông tin điện tử xã;
  • Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Vũ Đình Thi


 

VL.
  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập